Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2017

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - BA ANH ĐẦY TỚ

Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm. Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy, chạy về thưa với chủ: - Thưa ông, cậy cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt cậu lên ạ!  Vớt lên được, thì cậu cả đã chết ngoẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi, anh cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm. Ðược một lúc, anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng mắt: - Tại sao mua những hai cái, thằng kia?  Anh này trả lời: - ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai có chết đuối thì có cái dùng ngay.  Lão lại vác gậy đuổi đi.  Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm, anh ta cùng một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Ðến chỗ lội bùn ngập đến lưng ống chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy thế ông chủ khen: - Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến tết ta sẽ may cho bộ cánh.  Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ dặt cáng xuố

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ĐỌC NGƯỢC

Có cụ đồ nhà quê ra phố Vinh chơi, đi đường xa đến ngã tư, cụ mắc quá, đến chỗ bức tường tìm nơi tiểu tiện, thấy trên tường có hàng chữ “Cấm không được đái đây”, cụ toan thôi. Nhưng thấy còn một dòng dưới: L’interdit à pisser, cụ lẩm bẩm: chắc chỉ cấm người Tây…, nói rồi, cụ vén quần. Bất ngờ tên cu-lít tới. Hắn chộp ngay ngực cụ: - Mù hay sao không đọc được tiếng Việt à? - Có chứ! – Cụ đồ bình thản đáp, rồi cụ giơ tay chỉ từng chữ từ phải qua trái mà đọc to: - Đây đái được không cấm! Tên cu-lít tức anh ách nhưng nghĩ cũng có lý bèn “mẹc, cô-soong” một hồi rồi ngoảnh mặt cho cụ đi… tè.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - DIÊM VƯƠNG THÈM ĂN THỊT

Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với Diêm Vương. Diêm Vương hỏi: - Nỗi oan nhà ngươi như thế nào? Hãy nói rõ đầu đuôi nghe! - Dạ! Họ bắt tôi làm thịt! - Được rồi, hãy khai rõ rang. Họ làm thịt như thế nào? - Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ra chọc tiết. Xong họ đỗ nước sôi lên mình tôi, cạo lông. - Rồi sao nữa! - Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi xé thành từng mảng, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Thế rồi…họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, them mắm thêm muối, xào lên,… - Thôi ! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ÐÁNH TRỐNG CẤM

Sau một thời gian làm mõ, Xiển lại phải làm đầy tớ hầu điếu tráp cho lão chánh tổng. Một lần, lão chánh tổng đi chơi xa, Xiển theo hầu Khi đến làng nọ thấy có một cái trống mặt to bằng cái nong, hai thầy trò lấy làm lạ quá, vào xem. Có tới mười người khách qua đường cũng đang bàn tán về cái trống đó, trên tang trống có đè mấy chữ: “trống cấm”, nên chả ai dám lại gần. Bỗng Xiển lớn tiếng:   - Có ai dám đố tôi đánh cái trống cấm này không nào? Một người cười: - Ðến cố tổ nhà anh sống lại cũng không dám đụng đến nữa là anh. Xiển một hai cam đoan là đánh được, không sợ gì cả. Trong số đó có một người buôn bán giàu có, trong túi sẵn tiền, cho là Xiển khoác lác, ngứa tai lắm, bảo: - Anh đánh được đủ ba hồi chín tiếng tôi sẽ cho anh năm chục quan tiền! Xiển nói: - Năm chục chả bõ, ít ra cũng phải một trăm. Người kia bằng lòng, bảo: - Ðược, anh không làm được đúng như lời nói, thì phải ở cơm không cho tôi mười năm. Hai bên làm giấy giao kè, có một người đứng tên làm chứng.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - MÍT NÁC GÌ

Một bác nọ ra tỉnh chơi. Trưa về, gặp thầy học của con mình, bác ta khẩn khoản mời thầy về nhà, để thết thầy một bữa. Bác ra sai bắt gà làm thịt rồi làm các món nhắm khác. Bụng thầy đói meo, mà chủ nhà vẫn từ từ chuẩn bị bữa ăn cho thật tươm tất. Bụng thầy càng cồn cào. Nhìn thấy quả mít trong gầm gường, miệng thầy thèm lắm. Chờ mãi, không thầy chủ nhà bưng mâm lên, thầy nói: - Thôi bác ạ, phiền phức quá, bác để tôi về. Chủ nhà sai con: - Có nác mới (nước chè xanh mới nấu), lấy ấm rót, mời thầy uống con. Cốt ý của gia chủ là muốn cầm chân thầy lại. Song thầy: - Mít nác gì, để tôi về thôi bác ạ! Lúc đó, bác ta mới nhớ là nhà mình có quả mít chín để ở gầm giường, liền sai con: - À quên, lấy quả mít, bố mời thầy xơi đã con!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - TRỨNG NGÓT

Có một cô gái mới về nhà chồng, mẹ chồng bảo luộc rau. Lúc bỏ rau sống vào nồi, rau đầy nồi. Nước sôi, rau chín, rau chỉ còn một nạm. Vớt ra thấy ít, cô ta ngồi khóc. Mẹ chồng hỏi, cô ta kể đầu đuôi, mẹ chồng cười nói: - Nó ngót đi đấy con ạ! Ít hôm sau, nhà có khách, mẹ chồng bảo đem mười quả trứng ra luộc. Cô ta ăn bớt đi hai quả. Thấy trứng không đủ mười quả, mẹ chồng hỏi, cô ta nói: - Nó ngót đi đấy mẹ ạ!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - THỪA GIẤY VẼ VOI

Trong lần thi hội, Cống Quỳnh không có ý định ứng thí, nhưng vì nể lời chúa Trịnh ép đi thi để lấyTrạng Nguyên, nên Quỳnh nhận lời. Lúc vào trường thi, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí sinh khác. Lẽ ra Quỳnh đem nộp quyển, nhưng vì chẳng biết chuyện đỗ đạt, nên táy máy giở bài ra xem lại. Thấy có một đoạn giấy trắng bên dưới, Quỳnh liền chấm bút vẽ ngay một bầy voi, rồi tiện tay đề luôn bên cạnh mấy câu thơ ngẫu hứng: Văn chương phú lục đã xong rồi, Thừa giấy làm chi, chẳng vẽ voi, Tớ có một điều xin bảo thật Đứa nào cười tớ, nó ăn bòi. Quỳnh làm như vậy là cố ý chọc tức quan chủ khảo, họ sẽ điên tiết lên khi đọc những dòng này và sẽ đánh hỏng Quỳnh với tội “phạm trường quy.” Thật ra, Quỳnh đâu cần sự thăng quan tiến chức. Lúc ấy, có viên giám thị đi theo dõi. Liếc thấy bài thơ tứ tuyệt ngạo mạn của Quỳnh, bèn chạy đi báo với quan giám khảo. Quan sơ khảo và quan phúc giám khảo rón rén đến dòm thử, thì quả đúng như vậy. Quỳnh biết các hành động của ban giám khảo,

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ĐỐ NHAU

Mấy anh đố nhau. Anh thứ nhất nói: - Càng đắp càng bé là gì? Mọi người nghĩ mãi, rồi đành chịu. Anh này tự trả lời: - Người ta đào ao, lấy đất đắp vào bờ bên trong. Càng đắp thì cái ao càng bé lại. Anh thứ hai đố: - Càng kéo càng ngắn là gì? Mọi người cũng chịu cả. Anh ta giải thích: - Là điếu thuốc lá. Cứ kéo một hơi là nó lại ngắn đi một chút. Anh thứ ba hỏi: - Thế càng vặn càng vẹo là gì? Mọi người càng chịu, cho là anh ta chơi chữ. Anh này cười bảo: - Đâu mà chơi chữ! Chỉ là hai người cùng giặt một cái chăn. Đến lúc vắt nước, mỗi người cầm một đầu chăn bằng hai tay thật chặt, vặn xoắn vào. Được một lúc thì cả hai đều vẹo mình đi, mỗi người về một phía. Đến lượt anh thứ tư, anh này lửng khửng bảo: - Càng to càng bé là gì? Mọi người cười bò ra, phán đoán đủ kiểu. Anh ta chỉ lắc đầu, mãi sau mới nói: - Con cua nó có hai càng. Một càng to, một càng bé.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI

Vợ ở xa nhà gọi điện thoại cho chồng hỏi: - Anh yêu, con mèo con của chúng ta thế nào rồi? - Chết rồi! - Trời! Một tin dữ như thế anh phải nói có đầu có đuôi chứ? Chẳng hạn, anh có thể nói là “Nó trèo lên nóc nhà, không cẩn thận nên rơi xuống đất!”. Rồi sau đó mới từ từ nói: “Nó không còn nữa”. Anh hiểu không? - Anh hiểu rồi. - Anh yêu, bây giờ anh cho em biết mẹ em thế nào? - Mẹ trèo lên nóc nhà.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - SAO CHƯA MỜI TÔI ĂN?

Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên  khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi. Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát: - Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CỨ BẢO TUỔI “SỬU”

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút lót bao giờ. Bà vợ thấy tình chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai.Có làng nọ muốn nhờ quan bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót bà huyện. Bà huyện cũng từ chối đây đẩy: - Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mười, hay mười lăm năm sau ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi đấy! - Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách: Quan huyện nhà tôi tuổi “Tí”.Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bằng bạc đển đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng! - Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc toàn bằng bạc, đem đến. - Một hôm quan huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại - Nghe xong, ông huyện mắng: Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi “Tí”! Cứ bảo tuổi “Sửu” có được không?

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - TÊN NHÀ GIÀU BỊ CHƠI KHĂM

Tại vùng nọ có tên nhà giàu lúc nào cũng vênh vang tự đắc cho là trong thiên hạ không ai lắm của, thông minh bằng mình. Một hôm nhà nó có giỗ, những khách được mời lại phỉnh phờ thêm làm hắn càng kiêu hãnh. Ðể chứng thực điều đó trước mọi người đang ăn uống, hắn cho đầy tớ đi gọi một người nghèo nhất trong làng đến bảo: - Nhà ngươi hãy kể cho ta nghe một chuyện gì mà ta cho là nói khoác, ta sẽ cho nhà ngươi nửa gia sản và gả con gái cho, Bằng không, nhà ngươi phải đi ở không công cho ta suốt đời. Anh nhà nghèo đứng nghĩ một lúc rồi xin kể : “Có một cái nhà tranh bị cháy, chỉ cháy rui mà không cháy tranh”. Mọi người cho đó là chuyện nói khoác, nhưng tên nhà giàu bảo :”Khoác lác gì, cố Bợ thường làm được chuyện ấy”. Anh xin kể chuyện thứ hai :”Chắc ông đây cũng như bà con đều biết vợ tôi chết cách đây đã hai năm. Năm qua, hai con tôi cũng chết. Hôm vừa rồi vợ tôi sống lại về thăm tôi và bảo tôi, nếu thong thả thì đi thăm hai con. Tôi đi ngay, Vợ tôi liền chắp cho tôi đôi cánh và b

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CHỈ LÀ MỘT CON MÈO

Hai tên trộm chui qua ống khói đột nhập vào một nhà triệu phú. Không may, hôm đó ông chủ lại thức khuya đọc báo nghe thấy động, hỏi: - Ai đó? - Meo... meo... Tên trộm thứ nhất bèn giả giọng mèo để đánh lạc hướng. - Tưởng mèo thật, chủ nhà yên tâm tiếp tục nằm đọc. Tên thứ hai gây tiếng động mạnh hơn, làm chủ nhà bật hẳn dậy: Ai? - Lại một con mèo khác thôi mà, thưa ông.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - AI NỊNH AI

Một anh nhà giàu hỏi người nghèo: - Tôi giàu anh có nịnh tôi không? Người nghèo: - Ông giàu mắc mớ gì đến tôi mà tôi phải nịnh ông? Nhà giàu: - Nếu tôi cho anh nửa gia tài, anh có nịnh tôi không? Người nghèo: - Lúc đó tôi giàu bằng ông rồi việc gì tôi phải nịnh ông. Nhà giàu: - Nếu tôi cho anh cả gia tài, anh  có nịnh tôi không? Người nghèo: - Chắc chắn lúc đó ông phải nịnh tôi.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - LẤY ĐÂU RA MÀ RẶN

Có một anh học trò, thầy ra cho một bài văn khó quá. Anh ta làm ba ngày ba đêm vẫn không xong, cứ hết đứng lại ngồi, thở vắn than dài. Chị vợ thấy mà thương hại, mới hỏi: - Làm văn có khó bằng tôi rặn đẻ không, anh?  Anh chồng phì cười, đáp: - Trời ơi! Khó gấp mấy lần chứ! Ðẻ thì có con ở trong bụng, rặn mãi rồi cũng phải ra. Chứ làm văn, chữ đã không có, lấy đâu mà rặn!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CHÀNG RỂ BÉ

Có một anh mới tí tuổi đã đi làm rể. Lần nào đến nhà bố vợ, cha cũng phải đi cùng. Một hôm nhà bố vợ có giỗ, cho người mời cả hai cha con. Trên đường đi, cha dặn: - Hôm nay đến ăn cỗ, mày đừng liếm đĩa nhé! Liếm đĩa, bên nhà vợ người ta cười cho đấy. Sở dĩ cha phải dặn như thế là vì con còn dại, ở nhà mỗi khi ăn cơm thường hay liếm đĩa. Mâm cỗ nhà bố vợ hôm ấy có bốn người: hai cha con, bố vợ và ông khách. Ăn cơm uống rượu xong, mọi người đứng dậy thì chàng rể chạy lại bên cha, nắm lấy tay và nói to: - Hôm nay con không liếm đĩa nhé. Có đĩa cá rán ngon lắm, cha liếm đi kìa!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CÓ NHẼ ĐÂU THẾ

Hai anh bạn chơi với nhau rất thân, nhưng hay bắt bẻ nhau. Khi anh nọ nói câu gì, thì anh kia bảo “Có nhẽ đâu thế!”. Một hôm, hai anh bàn với nhau rằng: - Từ rày hai chúng ta phải chừa cái thói ấy đi. Ðứa nào còn nói “Có nhẽ đâu thế”, thì phải chịu phạt hai quan tiền và hai đấu gạo. Hôm sau, anh kia gặp anh nọ, liền bảo: - Ðêm qua, nhà tôi mất trộm… Anh nọ hỏi: - Mất những gì? Anh kia trả lời: - Mất cái giếng đằng sau vườn. Anh nọ gân cổ lên, nói : - Có nhẽ đâu thế ! Anh kia thích chí: - Ðấy nhé ! Lại nói rồi đấy nhé ! Mai tôi sang nhà lấy tiền lấy gạo đấy ! Anh nọ tức lắm, về nhà thuật chuyện cho vợ nghe. Vợ bảo: - Không lo, mai cứ giả chết, lấy giấy phủ lên mặt, anh ấy sang đã có tôi đối đáp cho. Hôm sau, anh kia sang, vừa bước vào cửa đã nghe tiếng khóc. Vào giữa nhà thì thấy bạn mình nằm sóng sượt trên giường, chị vợ rũ rượi ngồi cạnh, giọt ngắn giọt dài. Anh kia liền hỏi dồn: - Anh làm sao thế ? Anh làm sao thế ? Vợ anh nọ vừa khóc vừa nói: - N

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - KHÔNG CẦN HỌC NỮA

Không cần học nữa  Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi học, sợ tốn tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi: - Sao không cho thằng nhỏ đi học trường? - Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt. - Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy! - Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không? - Có khó gì, thầy sẽ tùy theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là một, một gạch, qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch, qua bữa mốt, dạy nó chữ tam là ba, ba gạch, lần lần như vậy thì cháu phải biết chữ.  Khách ra về, thằng con mới bảo cha: - Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không học cũng biết rồi… Con nghe qua là đã thuộc! Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được cả, ông ta khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm, người cha bảo nó viết chữ vạn. Nó thủng thẳng ngồi viết, viết mãi đến chiều tối cũng chưa xong. Người cha mắng: - Viết gì mà lâu thế?  Nó thưa.  – Chữa vạn dài lắm bố ạ! Con viết hơn nửa ngày mà được

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CHẾT MỘT NGÀN NĂM

Một anh có tính hay nịnh kẻ quyền quý. Một hôm đến nhà ông quan nọ nói nịnh: - Hôm qua con nằm chiêm bao thấy ngài sống một ngàn năm, mừng quá, sang báo tin ngài rõ. Ông quan nghe xong có vẻ buồn, nói: - Sách nói chiêm bao thấy sống là chết, thấy chết là sống, vì người ta thức là thuộc “dương” mà ngủ thì thuộc “âm”, âm dương trái nhau, anh chiêm bao như thế thì tôi khó lòng toàn vẹn được. Anh kia nghe, sợ quá, vội nói chữa: - Bẩm vâng, đúng như thế đấy ạ ! Con nói lộn, chứ thực là chiêm bao thấy ngài chết một ngàn năm cơ ạ !

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN -XIỂN VÀO DINH TỔNG ĐỐC XIN TIỀN

Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau. Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc. Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát. Xiển bắt anh em giao kèo: nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say.  Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu. Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân. Quan quắc mắt hỏi: - Thằng kia! Mày tới đây có việc gì? Xiển thưa: - Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con. Quan quát: – Thằng này muốn chết à? Xiển trịnh trọng nói: - Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ. Quan gắt: - Thật là đồ điên

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN -CÙNG MỘT LOẠI

Đoàn thanh tra sắp đến làm việc tại sở thú, con sư tử bỗng lăn ra chết. Người trông chuồng sư tử lo quá bèn lột bộ da của nó rồi đóng giả con vật xấu số. Sư tử giả đang đi lại trong chuồng, chợt một con báo đến bên khiến hắn ta sợ rúm người, con báo nói: - Đừng sợ, mình là thủ quỹ đây, cậu còn thuốc lá không? Con voi đằng kia hút sạch gói thuốc của mình rồi!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - TRÂU CHUI CŨNG LỌT

Hai anh em nhà nọ, bố mẹ mất sớm, để lại một gia tài kha khá. Người em chăm chỉ làm ăn, người anh thì lười biếng, nghiện rượu, nghiện chè đủ thứ, cuối cùng nghiện cả thuốc phiện, rước bàn đèn về nhà. Người em can mãi, vẫn không nghe, nhà cửa ruộng nương bán dần, chỉ còn con trâu định bán nốt. Người em mới nghĩ ra một kế làm cho anh tỉnh ngộ.  Hôm ấy, định thả trâu ra ăn cỏ, nhưng anh không tháo cửa chuồng, cứ đúng ngoài quát. Con trâu loay hoay mãi, không ra được. Người anh nằm bên bàn đèn, thấy chướng mắt liền hỏi: - Không mở cửa chuồng, con trâu to thế kia, ra làm sao được? - Bấy giờ người em mới nói: - Anh ơi! Cơ nghiệp nhà ta to gấp mấy con trâu cũng chui lọt lỗ xe điếu huống hồ cửa chuồng này, to gấp ngàn lần lỗ xe điếu nó chui không lọt hay sao? Nghe câu nói thấm thía, người anh lấy làm suy nghĩ, ôm lấy em, khóc nức nở. Từ đó tu tỉnh dần.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - XIỂN VÀO DINH TỔNG ĐỐC XIN TIỀN

Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau. Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc. Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát. Xiển bắt anh em giao kèo: nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say.  Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu. Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân. Quan quắc mắt hỏi: - Thằng kia! Mày tới đây có việc gì? Xiển thưa: - Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con. Quan quát: – Thằng này muốn chết à? Xiển trịnh trọng nói: - Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ. Quan gắt: - Thật là đồ điên

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CÙNG MỘT LOẠI

Đoàn thanh tra sắp đến làm việc tại sở thú, con sư tử bỗng lăn ra chết. Người trông chuồng sư tử lo quá bèn lột bộ da của nó rồi đóng giả con vật xấu số. Sư tử giả đang đi lại trong chuồng, chợt một con báo đến bên khiến hắn ta sợ rúm người, con báo nói: - Đừng sợ, mình là thủ quỹ đây, cậu còn thuốc lá không? Con voi đằng kia hút sạch gói thuốc của mình rồi!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ĐỀU

- Quỷnh: Giờ kiểm tra mà bà copy như vậy ko sợ lé mắt sao ? - Mắm: Không sợ! - Quỷnh: Tại sao? - Mắm: Thì tôi copy thằng Tròn ngồi bên phải, rồi lại liếc sang copy thằng Béo ngồi bên trái. Đều nhau như vậy lé sao được? - Quỷnh: Bó tay!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - TRUYỆN BÁC BA PHI

Săn heo Có một lần, bầy heo rừng mười một con nối đuôi nhau đi hàng một, bác Ba Phi muốn bắt cả một bầy mười một con. Bác leo lên cây tràm, bầy heo đi tới, bác chặt từng con một giữa sống lưng, lần lượt từ con đi đầu đến con thứ mười một, chỉ chặt đứt xương, chưa chặt đứt da. Đến con thứ mười một đứng lại, bác mới chặt tiếp. Cả bầy dồn cục, con nọ xô con kia, miếng da lưng đứt nốt. Thế là bác hốt cả bầy heo. Cọp xay lúa Bác Ba Phi trai tài, bác Ba Phi gái cũng giỏi. Một đêm cọp mò về làng bắt heo và chó. Bác Ba Phi gái đem thóc đổ ra cối để xay. Bác trai gọi bác gái vào nhà có việc. Mấy con chó lẩn quẩn đứng chung quanh cối. Có một con cọp không rõ đứng rình từ bao giờ, thấy bác gái vừa đi khỏi, liền nhảy vô nhà bắt chó. Hai cái chân trước của cọp vồ trúng ngay giàng xay. Cọp gỡ mãi không ra, cứ kéo lui, kéo tới, kéo hoài. Cối gạo vừa đổ một loáng đã xay hết. Bác Ba Phi gái lại mang thúng thóc khác đổ vào cối cho cọp xay. Cọp cứ phải xay hoài. Bác gái bắt nó xay hết 25 giạ lúa

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ

Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi. Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo: - Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - NHỆN

- Quần nói với Mần: Trong thời buổi hiện đại giờ mọi người sắp trở thành nhện rồi đấy nhỉ! - Mần: Ông nói vậy là có ý gì. Con người đã là động vật đỉnh cao rồi làm sao có thể tiến hóa được nữa. - Quần: Biết là ko tiến hóa. Nhưng mọi người cứ suốt ngày lên mạng chả “nhện” thì là gì? - Mần (ngẩn ngơ)…ờ há

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - XIN CHỊU!

Có anh chàng kia, vốn ngốc đại là ngốc, mà lại phải đi làm rể nên trong bụng rất lo. Biết tính con, nên trước khi đi bố mẹ gọi vào dặn dò: - Ở rể thì khó gì mà ngại. Chỉ cần bố vợ làm gì thì mình làm nấy, cho khỏi mất lòng ông là được. Anh ta nghe nói vững dạ vội khăn gói đi sang nhà vợ. Hôm ấy cũng ngồi ăn cơm với bố vợ, thấy bố vợ gắp thịt, anh cũng gắp thịt; bố vợ chấm rau cũng chấm rau, bố bợ cầm đũa tay trái anh cũng đổi đũa sang tay trái. Bố vợ vô ý đánh vãi mấy hạt cơm ra chiếu, anh cũng bỏ mấy hạt cơm ra chỗ mình ngồi. Bố vợ đang ăn canh miến thấy thế không nhịn cười được, bật phì cười, nào ngờ bị sặc. - Một sợi miếng lòng thòng thò ra ngoài lỗ mũi. Anh ta nhìn bố vợ, ngẩn người ra, rồi đứng dậy chắp tay vái dài: - Thưa thầy, mấy trò khác thì con còn cố được, chứ trò này thì con xin chịu!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ĐI TU PHẢI TỘI

Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che. Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi: - Chó bao nhiêu? Xiển trả lời: – Quan đấy! Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi: - Ai xui mày ăn nói như thế? Xiển đáp: - Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua. Quan hỏi: – Mày là con cái nhà ai? Xiển trả lời: – Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ! Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm. - Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không? Xiển đáp: – Bẩm quan, con là

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - TÍNH TUỔI

Một cặp vơ chồng nọ mới sinh được đứa con gái. Tập quán địa phương là dạm vợ gả chồng từ lúc còn bé, nên bà mối đến nhà dạm hỏi. Bà mối nói: - Ðược đấy, đứa con trai kia năm nay mới 2 tuổi. Bố con bé tức giận, chỉ tay vào mặt bà mối mà mắng: - Cái đồ mối dỏm kia, mụ tính xem, con gái tôi năm nay mới 1 tuổi, thằng bé kia 2 tuổi. Giả sử con gái tôi 10 tuổi thì thằng ấy 20 tuổi, chênh lệch như vậy thì gả thế nào được. Mẹ con bé ngồi bên cạnh, quay sang nói với chồng: - Sai rồi, anh tính sai bét rồi. Anh nhẩm lại xem: Con gái chúng ta năm nay 1 tuổi, thằng bé ấy 2 tuổi. Sang năm, con gái chúng ta 2 tuổi, vừa bằng thằng bé kia, sao lại không gả được.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CỨ ĐẾN VẢ VÀO MỒM TÔI

Có người đi hỏi thầy bói: “Ông xem tôi sẽ sống được bao lâu?” Thầy bói tính toán một hồi lâu: “Ông thọ lắm, phải sống đến 94 tuổi!” Người nọ lại vặn: “Có thật sống đến 94 tuổi không?” Thầy bói trừng mắt: “Tôi xưa nay chưa từng nói láo. Nếu ông không sống đến 94 tuổi mà chết trước thời hạn đó thì lúc chết cứ đến đây mà vả vào mồm tôi”

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ÐỔI BÒ GẦY LẤY BÒ BÉO

Làng Yên Lược có một cái văn chỉ lộ thiên thờ Khổng Tử. Trâu bò trong làng thả ăn cỏ ở gần đấy kéo vào phóng uế cả ra bệ thờ. Bọn lý trưởng, cường hào thấy không tiện, bèn họp làng, giao cho Xiển phải trông nom, rào giậu lại, và đặt ra lệ hễ bò nhà ai vào, làng sẽ bắt làm thịt chia phần. Lệ làng đặt ra, các nhà có bò đều dặn con hoặc người ở hết sức giữ gìn. Xiển có một con bò ốm, gầy như cái mo khô, cứ thả cho ăn ở gần đấy. Một hôm, Xiển để bò vào trong khu văn chỉ, cố ý cho dân làng biết. Ðang thèm thịt bò, bọn lý trưởng, cường hào lập tức cho người bắt làm thịt. Xiển nói: - Lệ làng đặt ra, tôi không dám kêu ca gì, chỉ xin làng nhớ cho từ nay trở đi bất cứ bò nhà ai, hễ vào văn chỉ là bắt làm thịt tuốt. Sau đó ít lâu, Xiển mua mấy cỗ bài tam cúc, chia cho bọn trẻ chăn bò rủ chúng tìm đám đất khô ráo, phẳng phiu ngồi đánh. Bọn trẻ thích quá, xúm nhau, chúi mũi vào ván bài, chẳng để ý gì đến bò mẹ nữa. Xiển lừa cho tất cả đàn bò lại gần khu văn chỉ, rồi mở cổng ra. Thấy cỏ bên

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - QUAN ĐẤY

Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che. Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi: - Chó bao nhiêu? Xiển trả lời: – Quan đấy! Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi: - Ai xui mày ăn nói như thế? Xiển đáp: - Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua. Quan hỏi: – Mày là con cái nhà ai? Xiển trả lời: – Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ! Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm. - Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không? Xiển đáp: – Bẩm quan, con là

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - NÓI CHỮ

Anh nọ nghe lỏm người ta, lúc ngồi ăn, thường hay nói đến hai chữ tửu, sắc. Anh biết tửu là rượu, còn sắc thì đoán là cơm, chả còn gì khác nữa! Một hôm, có người mời ăn cỗ. uống rượu ngà ngà say, anh ta bảo bạn: - Thôi bây giờ thì ông cho sắc ra đây thôi!  Anh bạn tưởng anh đòi xuống xóm cô đầu, bèn nói: - Cứ uống rượu đã. Muốn có sắc thì sẽ có sắc thôi!  Anh ta càng được thể, khề khà: - Bao giờ tôi cũng thế. Có tửu thì phải có sắc mới được. Không có sắc, cứ cồn cào trong bụng, không chịu nổi.  Ðợi một lát, không thấy bưng cơm ra, anh ta giục: - Thôi ông bạn cho sắc ra đi thôi! Còn chờ gì nữa!  Vừa lúc ấy, vợ bạn ở trong nhà bưng liễn cơm đi ra. Anh ta trông thấy, một tay vỗ đùi, một tay chỉ liễn cơm, bảo: - Có thế chứ! Sắc đây rồi!  Anh bạn tưởng anh kia ghẹo vợ mình, nỏi giận, vừa đánh vừa mắng: - À thằng này láo thật! Mày muốn chim vợ ông hả?

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - MẤT TRỘM BÒ

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ. ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan: - Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra. Quan nghe nói vô lý quả bật cười: - Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng! - Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà! - Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ… Người kia như vỡ lẽ, nói: - à, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - SỢ VỢ

Có một ông quan rất sợ vợ. Có người mách ông ta một kế như sau: - Một hôm nào đó, ông uống nhiều rượu vào cho say, khi say rượu là không biết sợ ai cả. Nhân cơ hội đó, ông đánh cho bà ấy một trận nên thân, lần sau bà ấy mới biết sợ ông. Vị quan nọ quả nhiên làm theo kế đó, uống rượu vào, ngà ngà say nên đánh vợ một trận khá đau. Vợ ông ta có sợ ông ta thật. Nhưng sau khi tỉnh rượu vợ ông ta hỏi: - Hàng ngày ông hiền lành vậy, mà sao hôm nay ông độc ác thế? Vị quan nọ nói: - Lúc đó tôi say rượu chẳng nhớ gì cả. Nghe chồng nói là say rượu đánh vợ, vợ ông ta chẳng nói chẳng rằng liền tát ông ta hai cái ù tai. Vị quan vội nói ngay : - Không phải tại tôi mà là người ta bảo tôi làm thế đấy. Vợ quan liền nói: - Ừ, kẻ bày mưu đáng ghét thật. Còn ông, làm quan mà tai mỏng như vậy thì cũng đáng đánh lắm rồi.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN -THẦN BIA TRẢ NGHĨA

Có một ông lãnh binh, lúc nào trên lưng cũng đeo súng kè kè, nhưng lại bắn rất tồi. Có cái bia sau nhà, đứng cách mấy sải tay mà tập mãi vẫn chưa được phát nào tin. Chẳng may cho quan, bắn chưa thạo thì đã có lệnh gọi ra đánh giặc. Vừa ra trận buổi đầu đã thua, bỏ mặc quân lính đấy chạy tháo thân. Nhưng giặc đuổi riết cố bắt cho được. Quan sắp  đến đường cùng, bỗng có một vị thần ở đâu hiện ra, cõng quan chạy vào rừng. Vào đến giữa rừng, quan biết mình đã chạy thoát, mới hoàn hồn hỏi vị thần kia: - Xin cho biết người ở đâu? Chẳng hay vì sao mà có lòng tốt cứu tôi như vậy? Vị thần trả lời: - Ta là thần bia ở trong vườn nhà ông. Trong bấy nhiêu năm ở nhà ông, nhờ ông có lòng nhân đức nên mới sống được đến ngày nay. Cảm cái ơn ấy, hôm nay ông lâm nạn, tôi cứu ông để trả nghĩa vậy!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - THÍCH XU NỊNH

Một người giàu có nói với một người nghèo: - Tao giàu có nghìn vàng, sao mày không xu nịnh tao? Người kia nói: - Ông có nghìn vàng, việc gì đến tôi mà tôi phải xu nịnh ông? Người giàu bảo: - Tao chia cho mày một nửa, mày xu nịnh tao nhé? Người kia nói: - Thế thì tôi cũng giàu bằng ông rồi, việc gì tôi phải xu nịnh? Người giàu lại nói: - Tao cho mày cả, hẳn mày phải xu nịnh tao chứ? Người kia bảo: - Lúc đó thì ông phải xu nịnh tôi mới phải!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - THƠ VỊNH CON CHÓ

Có một anh học trò nhỡ độ đường, vào huyện ăn xin, nói là học trò nghèo. Quan huyện vốn trước cũng là trò nghèo, thương hại, bảo: - Có phải học trò thì ta ra thơ ” Con chó” cho mà làm, làm được sẽ có thưởng. Anh học trò nghĩ một hồi lâu đọc: Thoạt thấy chúa về ngoe nguẩy theo Thương ôi! Con chó ngỡ con mèo. Quan huyện nghe xong, phán: - Học trò thật! Thơ không hay lắm, nhưng được cái đúng vần. Liền thưởng cho một quan tiền và một thúng gạo. Anh kia lạy tạ ra về. Giữa đường gặp một anh học trò khác, anh này hỏi: - Tiền gạo đâu ra thế? Anh kia kể đầu đuôi câu chuyện. Anh này liền vào huyện, cũng nói là học trò nghèo, nhỡ độ đường vào huyện. Quan huyện cũng lại ra thơ như lúc nãy. Anh ta mừng quýnh, tưởng chuyến này ăn chắc, liền đọc: Thoạt thấy chúa về ngoe nguẩy thời Thương ôi! Con chó ngỡ ông trời. Quan huyện nghi anh ám chỉ mình, tái mặt, sai lính đánh mấy chục roi, rồi đuổi ra.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CỨ BẢO TUỔI SỬU CÓ ĐƯỢC KHÔNG?!!

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút lót bao giờ. Bà vợ thấy tình chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai.Có làng nọ muốn nhờ quan bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót bà huyện. Bà huyện cũng từ chối đây đẩy: - Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mười, hay mười lăm năm sau ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi đấy! - Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách: Quan huyện nhà tôi tuổi “Tí”.Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bằng bạc đển đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng! - Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc toàn bằng bạc, đem đến. - Một hôm quan huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại - Nghe xong, ông huyện mắng: Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi “Tí”! Cứ bảo tuổi “Sửu” có được không?

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ĐIẾC… CẢ LÀNG

Hai ông bà điếc sanh đặng một đứa con gái cũng điếc, rầu mình vô phước, phần mình già cả chẳng nói làm gì, còn con mình tật nguyền điếc lác biết gởi cho ai để gởi thân cho nó nhờ? Mà nghĩ lại mình cũng lớn ruộng nhiều trâu thế cũng có khi có rể. Vậy, thấy có một đứa con trai lịch sự cách xa vài làng, năng vô ra tới lui trong làng thì kêu nó mà gả, chẳng ngờ nó cũng điếc. Cưới hỏi xong xạ, nó về ở với cha mẹ vợ, cha biểu đứa con gái nói nó ra coi cày bừa đám ruộng ở bên lề đường. Nó nghe liền vác cày ra cày. Có ông quan đi ngang qua đó, mà là quan kinh mới nhậm đứng lại hỏi thăm nó đường đi vô dinh quan phủ. Nó chẳng lành thì chớ, điếc nghe không rõ, tưởng ông quở nó cày sao cày bậy ruộng ông chăng ; nên vọt miệng mắng:  “Ruộng tôi tôi cày, sao ông nói ruộng của ông? Ông này ngang quá ghẹ đi cà!”. Ông quan thấy nó dễ ngươi thì biểu quân rượt đánh nó. Nó đâm đầu chạy về nhà, vợ nó đang ngồi nấu cơm trong bếp, nó đạp cho 2 – 3 đạp chúi vào trong bếp:  “Ruộng nào, ở đâu mà mày chỉ bậy

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - TÊN NHÀ GIÀU BỊ CHƠI KHĂM

Tại vùng nọ có tên nhà giàu lúc nào cũng vênh vang tự đắc cho là trong thiên hạ không ai lắm của, thông minh bằng mình. Một hôm nhà nó có giỗ, những khách được mời lại phỉnh phờ thêm làm hắn càng kiêu hãnh. Ðể chứng thực điều đó trước mọi người đang ăn uống, hắn cho đầy tớ đi gọi một người nghèo nhất trong làng đến bảo: - Nhà ngươi hãy kể cho ta nghe một chuyện gì mà ta cho là nói khoác, ta sẽ cho nhà ngươi nửa gia sản và gả con gái cho, Bằng không, nhà ngươi phải đi ở không công cho ta suốt đời. Anh nhà nghèo đứng nghĩ một lúc rồi xin kể : “Có một cái nhà tranh bị cháy, chỉ cháy rui mà không cháy tranh”. Mọi người cho đó là chuyện nói khoác, nhưng tên nhà giàu bảo :”Khoác lác gì, cố Bợ thường làm được chuyện ấy”. Anh xin kể chuyện thứ hai :”Chắc ông đây cũng như bà con đều biết vợ tôi chết cách đây đã hai năm. Năm qua, hai con tôi cũng chết. Hôm vừa rồi vợ tôi sống lại về thăm tôi và bảo tôi, nếu thong thả thì đi thăm hai con. Tôi đi ngay, Vợ tôi liền chắp cho tôi đôi cánh và

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - PHÊ ĐƠN XIN LI DỊ

Hai vợ chồng nhà nọ xích mích với nhau đã lâu. Thấy khó lòng chung sống, chị vợ vác đơn lên quan huyện xin li dị để lấy chồng khác. Xem đơn, quan thấy việc xin li dị của chị vợ này không chính đáng, hơn nữa thấy chị ta cũng chẳng có lễ lạt gì, nên quan liền phê một câu vào đơn bằng chữ Hán “Phố hồi cải giá bất đắc phu cựu”, nghĩa là “Cho về lấy chồng không được, cứ chồng cũ”. Chị ta không hiểu gì, vội mang đơn về nhờ thầy đồ trong xóm giảng hộ. Xem qua lời phê, thầy đồ biết ý quan huyện, song muốn nhân dịp này vạch cái dốt mà sính chữ của quan cho thiên hạ thấy. Ông bảo chị kia: - Thế là chị toại nguyện rồi đấy nhé. Lời quan phê, rành rành ra đây này. “Phó hồi cải giá” nghĩa là cho về lấy chồng khác”, còn “bất đắc phu cựu” nghĩa là “không được trở về với chồng cũ”. Ðược lời như cởi tấm lòng, chị kia lấy chồng ngay. Tự nhiên mất vợ, người chồng cũ phát đơn lên tỉnh kiện về việc quan huyện vô cớ phê chuẩn cho vợ mình đi lấy chồng khác. Bị quan trên quở trách là không nắm vững l

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - QUẢ TRẦU KHÔNG

Có bốn anh thợ cưa xẻ gỗ cho một ông nhà giàu dưới vườn cây vào tiết tháng năm. Mít vừa độ chín, mùi hương thơm toả khắp khiến bốn anh thợ cưa thèm rỏ dãi. Chủ nhà lại là một lão hà tiện và keo kiệt, trưa nào cũng ra rình và đếm lại những quả mít đã chín. Bốn anh thợ cưa vừa thèm vừa ghét lão chủ, tìm cách lấy mít ăn cho bõ thèm. Một anh giựt hai quả nơi cây mít có bụi trầu không leo quanh và bảo cả bọn cùng ăn rồi sẽ có cách xử trí. Trưa, lão chủ ra đếm mít, thấy mất hai quả bèn nổi giận, định đến bắt đền bốn anh thợ cưa. Lão vừa đến thì anh chàng đã hái mít nói ngay: - Ðó, nhờ ông ra phân xử cho xem ai đúng, ai sai. - Ðúng sai thế nào không biết chứ các anh phải trả tiền hai quả mít ở cây kia cho tôi. - Chính hai quả ấy đó ạ. Tôi thì bảo là quả mít, còn bọn kia thì lại nhất định là quả trầu không. Chúng cãi với tôi đã ngót mười hôm nay. Ðến lúc hạ xuống ăn thì rõ rằng là quả mít, đúng như tôi nói. Ấy thế mà chúng nó vẫn gân cổ lên cãi. Chúng bảo rằng quả trầu không cũng thơ

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - ĐÁNH THẾ CÒN NHẸ

Có một anh nông dân về nhà ăn cơm trưa, thấy món rau xào hôm nay rất ngon, liền hỏi vợ: - Rau xào hôm nay sao ngon thế? Vợ đắc ý khoe: - Hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi qua nhà mình đã mượn dao để chia, em đã rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo, nên rau mới ngon như thế đấy! Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái, mắng: - Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày? Vợ rất uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên: - Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng tao cũng được ăn?

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - SỢ VỠ MẬT

Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ, một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo: - Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa được nữa. Nên về mà lo hậu sự đi thôi. Cả hai cùng hỏi thầy: - Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế? Thầy nói: - Ðờm đỏ tự phổi ra, họa còn có phương cứu chữa, chứ đờm xanh là mật vỡ mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được.